KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG TRUNG HIỆU QUẢ

Ngày đăng: 22/10/2021 01:17 PM

“Mình đã học tiếng Trung rất lâu nhưng vẫn không thể nói tốt”, “Mình đã dành hàng giờ mỗi ngày để luyện viết nhưng lại quên sạch sẽ vào ngày hôm sau”, “ Làm sao để cải thiện trình độ hiện tại của mình?”,… đó là một trong số những câu hỏi mà các bạn học viên thường gửi đến cho Tiếng Trung Kim Oanh. Để xoá tan mọi lo lắng đó, hãy cùng Tiếng Trung Kim Oanh chia sẻ những kinh nghiệm học tiếng Trung để lan tỏa tinh thần học tập tích cực và vui vẻ đến với mọi người xung quanh bạn nhé!

Kinh nghiệm học tiếng Trung

Kinh nghiệm học tiếng Trung

Để có thể học tốt tiếng Trung, điều đầu tiên chúng ta không thể bỏ qua chính là mục tiêu học tập.

Mục tiêu chính là sợi chỉ đỏ dẫn đường, là ánh sáng giúp chúng ta nỗ lực hết mình để bước qua mọi chướng ngại vật phía trước. Chính vì thế, hãy xác định mục tiêu cho bản thân mình và không ngừng phấn đấu để chinh phục nó.

Nhưng chỉ có mục tiêu thôi thì chưa đủ. Để có thể đạt được kết quả như mong muốn chúng ta còn cần có một phương pháp phù hợp. Hãy cùng Tiếng Trung Kim Oanh lật mở những mẹo nhỏ nhưng rất hữu dụng trong kinh nghiệm học tiếng Trung cho người mới bắt đầu để biến mục tiêu thành hiện thực bạn nhé!

Làm thể nào để nói và giao tiếp tiếng Trung tốt

Giao tiếp tốt chính là một trong những mục đích quan trọng khi học tiếng Trung. Để tạo lập nên những cuộc hội thoại thú vị người nói cần có một lương từ vựng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, hãy tăng cơ hội “nạp” từ vựng của mình thông qua các bài học, phim ảnh, sách báo,…! Mỗi khi bắt gặp được một từ hay một câu nói thú vị hãy ghi chú lại và luyện tập ngay khi có thể.

Song, có được vốn từ phong phú nhưng phát âm chưa chuẩn cũng sẽ làm giảm hiệu quả của việc giao tiếp vì phát âm chuẩn là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng thông tin mà bạn truyền đạt và thu nhận được. Do đó:

- Khi học phát âm nên học một cách bài bản, không học theo tiếng bồi và cũng không kí hiệu các âm trong tiếng Trung bằng cách gán ghép với một âm tương đồng âm tiếng Việt. Ví dụ, không kí hiệu các thanh mẫu “zh”, “sh” lần lượt thành các âm “chưa”, “sưa” trong tiếng Việt.

- Hãy nghe người bản xứ, đặc biệt là người Bắc Kinh phát âm và phát âm theo để phát âm chuẩn về cả ngữ âm và ngữ điệu .

- Cần chú ý về thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu, các biến điệu và luyện tập nhiều lần với các âm ghép để làm quen với tiếng Trung, nhận biết được các âm và sự thay đổi của các thanh.

Và cuối cùng, hãy nói khi có cơ hội. đừng ngại nói, đừng sợ sai, vì chỉ khi nói bạn mới biết bản thân đang gặp vấn đề gì, mặt nào đã tốt, mặt nào cần khắc phục để trở nên tốt hơn. Hãy chia sẻ bất kể chủ đề nào bạn thấy hứng thú với bất kì ai biết tiếng Trung. Vì, những khi đó, điều bạn nhận được không chỉ là kiến thức về tiếng Trung mà còn là rất nhiều điều thú vị khác, như các kĩ năng sống mà bạn chưa từng biết hay những cụm từ mới mẻ bạn chưa từng nghe, chẳng hạn.

Một lần tự tin nói là một lần thành công!

Luyện tập khẩu ngữ tiếng Trung

Luyện tập khẩu ngữ tiếng Trung

Hãy luyện nghe bằng nhiều phương pháp khác nhau

Bạn đã từng rất ngưỡng mộ một người bạn của mình khi chứng kiến họ có thể nghe hiểu tiếng Trung như tiếng mẹ đẻ? Bạn rất bối rối khi không thể hiểu đối phương đang nói gì và nên trả lời như thế nào? Đừng lo, đây là tâm lí chung của rất nhiều người khi mới bắt đầu học tiếng Trung. Việc nghe không tốt là do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan như vốn từ vựng hạn hẹp, chưa có cơ hội rèn luyện kĩ năng nghe,…

Để cải thiện kĩ năng nghe chúng ta có thể xem phim, nghe đọc truyện, nghe tin tức,… bằng tiếng Trung hoặc làm các bài tập luyện nghe. Tuy nhiên, khi nghe hãy tập cho mình thói quen không nhìn vào mặt chữ hiện thị trên màn hình mà tập trung lắng nghe các thông tin được truyền tải và hãy duy trì thói quen này hằng ngày. Bạn không cần dành quá nhiều thời gian hoặc nghe thật nhiều thông tin, chủ đề khác nhau khi luyện tập. Hãy kiên nhẫn nghe một đoạn âm thanh(và hãy bắt đầu với những đoạn âm thanh ngắn, đơn giản với những từ vựng quen thuộc với bạn) nhiều lần để làm quen với tiếng Trung. Nếu bạn không thể hiểu hết nội dung vừa nghe thì hãy nghe lại lần nữa, rồi lần nữa để có thể hiểu được. Nếu bạn thấy nhàm chán, hãy biến chúng thành những đoạn văn cần điền từ còn thiếu, nghe và lặp lại.

Hãy lập cho mình một kế hoạch nghe (chủ đề, thời gian, hoạt động liên quan,…) và thực hiện nó để tạo cho mình một thói quen và nâng cao dần trình độ nghe của mình.

Rèn luyện kĩ năng viết một cách khoa học

Học viết tiếng Trung

Học viết tiếng Trung

Không ít bạn luôn cảm thấy chữ Hán thật khó nhớ, học rất nhiều lần nhưng lại nhanh chóng quên ngay sau đó. Để ghi nhớ thật nhanh, thật lâu và thật sâu một chữ Hán, trước tiên ta nên nhớ được phiên âm và nghĩa của từ. Sau khi đã ghi nhớ hai yếu tố này và có thể ứng dụng được thì hãy học đến các nét cấu tạo của từ. Bộ thủ và âm đọc chính là hai bộ phận vô cùng hữu ích cho việc nhớ các nét vì thông qua bộ thủ ta sẽ mường tượng ra được nghĩa liên quan của từ, từ đó hình thành khả năng phán đoán từ, còn âm đọc sẽ giúp chúng ta hình dung là một bộ phận cấu tạo của từ. Bạn cũng không cần phải học thuộc tất cả các bộ thủ mà chỉ cần nhận biết được các bộ thủ thông dụng, thường gặp để hỗ trợ cho việc học. Ví dụ để nhớ từ 好(hǎo), nghĩa là “tốt đẹp” được tạo nên bởi hai phần, với bên phải là bộ Nữ( chỉ người phụ nữ, người mẹ), bên phải là chữ Tử(chỉ con cái), khiến ta có thể liên tưởng đến hình ảnh người mẹ sinh được con trai là một điều tốt đẹp.

Khi học viết, tùy theo năng lực ghi nhớ của bản thân, hãy lựa chọn số lượng từ sẽ học trong một lần, một ngày và tránh trường hợp học một lúc rất nhiều từ mà không thể ghi nhớ được. Hãy học các từ theo ngữ cảnh, theo câu để có ấn tượng với từ sâu sắc hơn, ghi nhớ tốt hơn.

Cách tự học tiếng Trung tại nhà hiệu quả

Nâng cao kĩ năng đọc

Hãy đọc khi có cơ hội!

Bạn có thể nâng cao kĩ năng đọc tiếng Trung mọi lúc mọi nơi.

Để nắm bắt nhanh và chính xác nội dung của một đoạn văn bất kỳ, đầu tiên chúng ta cần biết nhấn nhá, nghỉ ngắt đúng chỗ để biết được mạch văn và gạch chân những từ không biết hoặc chưa hiểu nghĩa. Những lúc gặp phải từ vựng mới thì đừng quá bận tâm, hãy đọc lướt qua để nắm được nội dung chính, sau đó hãy dựa ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ. Sau khi hiểu được nội dung chính, bạn hãy tra lại cách đọc, nghĩa và cách sử dụng của từ vựng mới để có thể đưa ra các ví dụ làm mẫu và ứng dụng khi cần thiết. Hãy nghe từ điển hướng dẫn cách phát âm của từ đó để ghi nhớ, hiểu nghĩa và vận dụng của từ tốt hơn. 

Cứ như vậy, vốn từ của chúng ta sẽ nâng lên rất nhiều, chất lượng đọc hiểu cũng sẽ được cải thiện và những văn bản bằng tiếng Trung sẽ không còn là thử thách nữa.

Nâng cao kĩ năng đọc

Nâng cao kĩ năng đọc

Hãy đọc tiếng Trung theo chủ đề

Học tiếng Trung theo chủ đề là một trong những phương pháp hữu ích trong việc giúp bạn ghi nhớ lâu hơn và có hiệu quả hơn. Vì thế, hãy lựa chọn cho mình những chủ để mà bạn yêu thích để có thể tìm hiểu nhiều hơn, đồng thời, tạo hứng thú khi học tiếng Trung. Và, hãy bắt đầu với những chủ đề thường nhật đơn giản, sau đó hãy dẫn tăng mức độ khó theo trình độ của bản thân. Mỗi ngày hãy dành cho mình một khoảng thời gian để đắm chìm trong những con chữ trong những chủ đề mà bạn yêu thích. Điều này sẽ giúp bạn vừa thư giãn vừa có thêm nhiều kiến thức.

Một điều quan trọng khác trong việc nâng cao kĩ năng đọc chính là tốc độ đọc. Hãy đặt cho mình một mục tiêu về thời gian đọc xong một đoạn văn, một văn bản trong một ngày, một tuần để cảm nhận sự tiến bộ của bản thân! Tốc độ đọc tốt  sẽ giúp chúng ta có được thông tin và giải quyết vấn đề nhanh hơn, tuy nhiên, nhanh nhưng cần chính xác. Chính vì vậy, khi đọc văn bản bằng tiếng Trung, hãy nhẫn nại, hãy nâng cao dần tốc độ của mình nhưng vẫn đảm bảo nội dung bạn nhé!

30 chủ đề tiếng Trung gần gũi với thực tế

Học tiếng Trung cần một thời gian nhất định để có thể nắm vững được và nâng cao kiến thức, nên không thể vội vàng chỉ học trong một vài tháng. Do đó hãy kiên trì trên con đường chinh phục tiếng Trung của mình. Để theo đuổi mục tiêu của bản thân hãy tạo cho mình sự quyết tâm, đừng bỏ cuộc, mọi công sức sẽ luôn được đền đáp bằng trái ngọt. Nếu một lúc nào đó, bạn thấy nhàm chán với phương pháp học cũ, thì hãy thay đổi nó để lấy lại sự hứng thú ban đầu. Và, khi cảm thấy cạn kiệt sức lực thì hãy dừng lại một chút, nhìn lại chặng đường đã qua, bạn sẽ thấy mình đã vượt lên chính mình như thế nào và sẽ có thêm động lực bước tiếp. Con đường đi đến thành công đã rất gần chúng ta!

Chinh phục tiếng Trung

Chinh phục tiếng Trung

Tiếng Trung Kim Oanh hy vọng thông qua chủ để chia sẻ này, mỗi chúng ta sẽ tìm được cho riêng mình một phương pháp học để đạt được mục tiêu của mình. Cảm ơn bạn đã luôn nỗ lực và chưa bao giờ chùn bước! Chúc bạn gặt hái thật nhiều thành công và hãy chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Trung của bạn với tụi mình để chúng ta cùng nhau tiến bộ nhé!

Thông tin khóa học tiếng Trung tại Tiếng Trung Kim Oanh

Gửi nhận xét của bạn