Những lỗi phát âm cơ bản thường mắc phải trong Tiếng Trung

Ngày đăng: 20/05/2021 10:16 AM

Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Với bản chất là chữ tượng hình, âm đọc mang thanh điệu lên xuống rõ ràng. Mỗi âm đọc đi với mỗi thanh điệu sẽ cho ra mỗi ý nghĩa khác nhau. Cho nên việc phát âm tiếng Trung chuẩn xác luôn là vấn đề bắt buộc nhưng khá khó khăn với nhiều người theo học ngôn ngữ này. 

Âm bật hơi và âm không bật hơi

Trong tiếng Trung có 21 thanh mẫu, trong đó có 6 thanh mẫu mà khi phát âm chúng ta phải bật hơi, đó là: p, q, t, k, c, ch. Tuy nhiên, trong quá trình học tiếng Trung, rất nhiều người thường quên bật hơi hoặc bật hơi chưa đủ mạnh, dẫn tới phát âm sai, người nghe cũng hiểu sai ý nghĩa của từ.

Cách kiểm tra những âm bật hơi - phương pháp thổi giấy

Để phát âm chuẩn các thanh mẫu trong tiếng Trung, trước tiên, chúng ta phải học thuộc 21 thanh mẫu, và ghi nhớ 6 thanh mẫu bắt buộc phải bật hơi (p, q, t, k, c, ch). Với những ngày đầu khi nhập môn tiếng Trung, để biết được âm bật hơi của mình đã đủ hay chưa. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp dùng một tờ giấy mỏng, đặt cách miệng từ 10-15cm, sau đó đó phát âm các từ bật hơi. Bật hơi đủ mạnh là khi tờ giấy chuyển động, có nghĩa là chúng ta đã phát âm đúng.

Cách tự học tiếng Trung tại nhà hiệu quả

Lẫn lộn giữa thanh 1, thanh 4:

Trong tiếng Trung có 4 thanh điệu chính là thanh 1, thanh 2, thanh 3, và thanh 4 (ngoài ra còn một thanh điệu phụ hay còn gọi là khinh thanh). Giữa các thanh điệu này, thì dễ phát âm sai nhất là thanh 1 và thanh 4. Vì chúng có cách phát âm khá là dễ nhầm lẫn. 

Ở thanh 1, âm đọc cao và bình bình, tương tự như các từ không dấu trong tiếng Việt. Độ cao của âm được duy trì và ở mức 5-5.

Ở thanh 4, âm đọc từ cao xuống thấp. Độ cao của âm từ 5-1.

Thanh 1 và thanh 4 - phân biệt

Vì độ cao và phát âm khá là giống nhau, nên người học dễ bị nhầm lẫn giữa 2 thanh này. Cách để phát âm đúng đó là học thuộc và ghi nhớ thanh điệu của các từ. Ở thanh 1 đọc cao và bình bình, thì thanh 4 chúng ta đọc cao và dứt khoát. 

Bên cạnh đó, khinh thanh cũng dễ gây nhầm lẫn cho người học. Thực chất khinh thanh không phải là một thanh điệu, và không có kí hiệu dấu. Khi gặp những từ mang khinh thanh, chúng ta nên đọc nhẹ và ngắn để tránh trường hợp nhầm lẫn với thanh 1. 

► Xem chi tiết thêm về Chữ phồn thể và chữ giản thể

Biến điệu 一 ‘yī’ và 不 ‘bù’:

Các âm đọc trong tiếng Trung không phải lúc nào cũng giữ nguyên, mà còn xảy ra những trường hợp biến điệu. 一 ‘yī’ và 不 ‘bù’ là 2 trường hợp biến điệu phổ biến nhất, và người học cũng dễ mắc lỗi sai nhất.

Thanh điệu gốc của 一 ‘yī’ là thanh 1, thanh điệu này sẽ giữ nguyên không biến điệu khi ‘yī’ đứng một mình, đứng cuối câu hoặc ‘yī’ được sử dụng như số đếm, số thứ tự (星期一 ‘xīngqīyī’; 第一 ‘dìyī’). Yi sẽ biến điệu khi:

-Trường hợp 1: ‘yī’ đứng trước các từ mang thanh 4, khi đó yi sẽ mang thanh 2. Ví dụ: 一样 ‘yíyàng’ 、一下 ‘yíxià’.

-Trường hợp 2: ‘yī’ đứng trước các từ mang thanh 1, 2 , 3. Khi đó ‘yī’ sẽ mang thanh 4. Ví dụ: 一年 ‘yìnián’、一起 ‘yìqǐ’、一天 ‘yìtiān’.

Biến điệu

Thanh điệu gốc của 不 ‘bù’ là thanh 4, thanh điệu này sẽ giữ nguyên không biến điệu khi ‘bù’ được sử dụng độc lập, hoặc khi ‘bù’ đứng trước các từ mang thanh 1, thanh 2 và thanh 3. Ví dụ: 不知道 ‘bù zhīdào’, 不同 ‘bùtóng’.

-Trường hợp 不 ‘bù’ sẽ biến điệu khi nó đứng trước các từ mang thanh 4, khi đó ‘bù’ sẽ mang thanh 2. Ví dụ: 不用 ‘búyòng’, 不错 ‘búcuò’.

 

Biến điệu 2

Mặc dù dễ nhầm lần, nhưng biến điệu của 一 ‘yī’ và 不 ‘bù’ đều có quy luật rõ ràng. Vì vậy, cách duy nhất để khắc phục lỗi sai khi phát âm 一 ‘yī’ và 不 ‘bù’, đó là học thuộc phiên âm và nắm chắc quy luật biến điệu của nó. 一 ‘yī’ và 不 ‘bù’ là trường hợp biến điệu phổ biến và được dùng xuyên suốt trong quá trình sử dụng tiếng Trung, vì vậy việc mắc sai lầm khi phát âm chúng là điều tối kị.

► Xem thêm: Câu thả thính bằng tiếng Trung

Tương tự như tiếng Việt, tiếng Trung cũng là ngôn ngữ mang thanh điệu. Khi đọc một câu tiếng Trung, nó mang lại cảm giác uyển chuyển, lên xuống như một câu hát. Vì vậy, bên cạnh việc phát âm chuẩn các thanh mẫu, vận mẫu, thì việc phát âm chuẩn các thanh điệu cũng không kém phần quan trọng. 

Trên đây là một vài lỗi sai cơ bản dễ mắc phải khi bắt đầu học tiếng Trung. Khi mắc phải những lỗi sai này, chúng ta phải cố gắng khắc phục và sửa chữa ngay để hình thành thói quen từ những ngày đầu tiên. 
Cách thuyết trình sao cho hay và thuyết phục

Gửi nhận xét của bạn